1. “Cancel culture” nghĩa là gì và bắt nguồn từ đâu?

“Cancel culture” (tạm dịch: văn hóa bãi bỏ) là một kiểu dừng ủng hộ (được gọi là canceling) những người nổi tiếng và các thương hiệu sau khi họ đã phát ngôn hoặc làm điều gì đáng chê trách, chướng tai gai mắt, phản cảm, gây khó chịu cho cộng đồng. “Cancel culture” thường thể hiện trên mạng xã hội, dưới hình thức bắt nạt tập thể.
Từ “cancel” này bắt nguồn từ việc hủy đăng ký, hủy theo dõi, hủy dịch vụ. Khi người dùng cảm thấy không muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ của công ty nào đó như truyền hình cáp, nghe nhạc, xem phim… họ sẽ “cancel subscription” (hủy thuê bao). “Cancel” cũng bắt nguồn từ cách làm phim truyền hình ở phương Tây, khi mà season tiếp theo sẽ chỉ được cấp kinh phí sản xuất khi season trước đó đạt kết quả tốt. Nghĩa là những bộ phim, (hoặc gameshow, chương trình truyền hình vv…) không được khán giả mặn mà đón nhận, có rating thấp, bị chỉ trích, gây tranh cãi… sẽ bị cho lên đường luôn, cho dù câu chuyện vẫn đang còn dở dang chưa đến hồi kết. Đây gọi là cancellation.

Từ đó mở rộng ra, “cancel” một con người nghĩa là ngừng ủng hộ người đó theo những cách như không mua các sản phẩm của họ, và thường gặp nhất là unfollow, unsubscribe người đó trên các trang mạng xã hội, vào trang của người ta để chỉ trích, chửi bới… Một người nổi tiếng bỗng nhiên bị “cancelled” khi cô ấy/anh ấy vướng vào scandal tai tiếng nào đó, hoặc có những hành động, phát ngôn “offensive” (chướng tai gai mắt, gây khó chịu, phản cảm), kể cả là đã lâu trong quá khứ và bị công chúng phát hiện ra.
“Culture” là khi có rất nhiều cùng tham gia, cùng chia sẻ chung quan điểm, hành vi. “Cancel culture” trong tiếng Việt có thể hiểu là “văn hóa tẩy chay”. Từ này trở nên phổ biến kể từ phong trào #MeToo (một phong trào chống quấy rối và bạo hành tình dục), khi công chúng tẩy chay nhiều nhân vật nổi tiếng bị tố quấy rối tình dục như ông trùm Hollywood Harvey Weinstein, danh hài Louis C. K.
2. Các ví dụ về “cancel culture”
Với sự tiện lợi của mạng xã hội, việc thực hiện “cancel culture” càng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết khi mà chỉ cần ngồi ở nhà với 1 chiếc điện thoại, người ta cũng dễ dàng phá hủy cuộc sống của ai đó cách nửa vòng Trái Đất. Còn nhớ năm 2016 khi Kim Kardashian vạch trần Taylor Swift, người ta đã ồ ạt lên trang mạng xã hội của Taylor và comment hàng loạt các emoji con rắn để ám chỉ cô như rắn độc. Kết quả là Taylor đã ở ẩn trong thời gian dài, và cô đã khóa hết chức năng bình luận cho đến tận bây giờ, mà theo như cô chia sẻ trên tạp chí Elle là để không phải nghe những lời cay độc khi đang “nhấm nháp ly cà phê vào lúc 9h sáng” (having my coffee at nine in the morning).
Có thể là một điều tốt khi chúng ta lên án những hành động xấu để thế giới trở nên tốt đẹp hơn, nhưng nó cũng dễ dàng đi quá xa như cái cách nhiều người đang cố tình bắt bẻ từng li từng tí, chăm chăm hủy hoại cuộc sống của ai đó vì những lỗi trong quá khứ, chỉ trích người ta để hả lòng hả dạ cho mình.
Như việc cư dân mạng liên tục chỉ trích ca sĩ Suri vì cái cách cô ấy mặc áo mà không mặc áo ngực bên trong. Hay như khi Kylie Jenner đăng 1 bức ảnh vô thưởng vô phạt trên story về 1 cái bánh, và nhận về vô số chỉ trích vì cô đã…cắt bánh sai cách.

3. Chỉ trích “cancel culture”
Mặt trái của “cancel culture” là mọi cá nhân có thể bị trừng phạt vì những hành động được coi là vi phạm chuẩn mực xã hội hiện tại, kể cả khi những hành động đó đã xảy ra rất lâu rồi, hoặc xảy ra trong một hoàn cảnh phức tạp. Ví dụ như ông Trudeau Tổng thống Canada bị chỉ trích là kỳ thị chủng tộc khi người ta thấy bức ảnh ông bôi đen người để hóa trang thành nhân vật Aladin trong một bữa tiệc cuối năm có chủ đề đêm Ả Rập 18 năm về trước. Hãy tưởng tượng hôm nay bạn đã làm điều gì đó khá ngu ngốc. Nhưng 10 năm sau, bạn học hỏi được nhiều hơn, trở nên chín chắn hơn, trưởng thành hơn, và rồi có ai đó cất công bới lại chuyện quá khứ của bạn để phán xét con người hiện tại của bạn, liệu như vậy có đáng không?
Cancel Cancel Culture!
— Elon Musk (@elonmusk) May 19, 2020
Tỉ phú Elon Musk ngày 19/5/2020 viết: “Cancel Cancel Culture!” – tạm dịch: hãy tẩy chay văn hóa tẩy chay đi.
Tổng thống Obama đã từng lên tiếng về “cancel culture”, mặc dù ông không dùng gọi đích danh từ này. Ông nói khi muốn thay đổi điều gì, những người trẻ hãy có những hành động thực sự, chứ không chỉ là chỉ trích người khác trên mạng xã hội.
“Một mối nguy hiểm mà tôi thấy ở những người trẻ, đặc biệt là ở sinh viên, và điều này được mạng xã hội đẩy xa hơn, rằng cách tôi tạo ra sự thay đổi là phải phán xét người khác càng nhiều càng tốt và thế là đủ. Kiểu như nếu tôi tweet hoặc hashtag về cách bạn làm sai điều gì hoặc sử dụng sai động từ, thế là tôi có thể cảm thấy mình tuyệt đấy chứ, bởi vì, ‘cậu có thấy tôi thức tỉnh không, tôi đã vạch mặt cậu đấy’. Đó không phải là đấu tranh, điều đó sẽ không mang lại sự thay đổi. Nếu tất cả những gì bạn đang làm là ném đá, có lẽ bạn sẽ chẳng đi xa được đâu. Làm thế thì dễ quá.”
Nguyên văn:
“One danger I see among young people particularly on college campuses is that I do get a sense among certain young people, and this is accelerated by social media, that the way of me making change is to be as judgmental as possible about other people and that’s enough. Like if I tweet or hashtag about how you didn’t do something right, or used the wrong verb, then I consider that I can feel pretty good about myself because, ‘man did you see how woke I was, I called you out’. That is not activism, that is not bringing about change. If all you’re doing is casting stones, you are probably not going to get that far. That’s easy to do.”
Xem video về đoạn phát biểu tại đây:
Tham khảo: https://www.dictionary.com/e/pop-culture/cancel-culture/